1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành da thế giới
Từ thời xa xưa, con người đã biết tận dụng da của động vật để làm quần áo, giày dép,… Vào thời kỳ này, da động vật được sử dụng còn rất thô sơ, chưa có quy trình xử lý nên da nhanh bị hư hỏng, con người cũng hạn chế sử dụng đồ da.
Bắt đầu từ những năm 1300 Trước Công Nguyên, Ai Cập đã đánh đấu cột mốc cho sự phát triển của ngành da. Lịch sử ngành da thế giới đã ghi nhận đồ da được bước sang trang mới. Người Trung Cổ đã tìm ra cách xử lý, tạo ra lớp da bền hơn, hoàn hảo hơn. Từ đó, da được sử dụng làm thành các vật dụng quen thuộc như giày dép, túi xách, yên ngựa, quần áo,… Đồ da thủ công cũng dần xuất hiện và được ưa chuộng ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ,…
Trên đà phát triển, các nước ở Châu Âu đã nghiên cứu công nghệ xử lý da động vật, ngày càng nâng cao hiệu quả xử lý. Nhờ vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã không kém phần sang trọng, đồ da đã trở thành mặt hàng được săn đón với mức giá khá đắt đỏ, chúng thường được giới thượng lưu sử dụng để thể hiện quyền lực và sự quý phái. Thể chế Mông Cổ cũng phát triển ngành da không thua kém các nước Châu Âu với các sản phẩm làm từ da như áo giáp, đồ dùng, trang phục,…
Vào thế kỉ XIV, da được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, văn hóa, học tập,… Các sản phẩm như sofa, ghế bọc da,… cũng dẫn trở nên quen thuộc.
2. Sự thay đổi nguyên liệu trong ngành da
Thời kỳ đầu tiên, da được sử dụng là loại da thô sơ, lấy trực tiếp từ phần lớn các loài động vật hoang dã có lông, kích thước lớn. Lý do con người sử dụng da động vật bởi đặc tính chống nước, giữ ấm tốt. Đến thời kỳ cải tiến về quy trình xử lý, da động vật được xử lý có độ bền hơn vải và có tính thẩm mỹ hơn.
Chuyển sang giai đoạn ngành da phát triển. Khi đồ da được sử dụng phổ biến, động vật hoang dã bị giết lấy da ngày một nhiều, một số loài rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Lệnh cấm sử dụng da từ động vật hoang dã được ban hành trên toàn thế giới. Con người dần chuyển sang sử dụng da động vật nuôi như da bò, da dê, da lợn,…
Khi công nghệ phát triển, da nhân tạo được ra đời. Đây là loại da được đánh giá có độ bền tương đối cao. Thời gian sản xuất được rút ngắn so với da lấy từ động vật nuôi, giá thành thấp. Do đó, da nhân tạo nhanh chóng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Hiện nay, ngành da thế giới vẫn sử dụng hai loại da là da thật (lấy từ động vật nuôi) và da nhân tạo. Nhờ công nghệ cao hiện nay, da nhân tạo được dùng làm đa dạng các loại trang sức, túi xách, thắt lưng, dây đồng hồ,… các món đồ này có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng.
3. Kỹ thuật xử lý da – lịch sử ngành da thế giới
Hai kỹ thuật xử lý da phổ biến nhất là thuộc da thực vật và thuộc da bằng crom. Da thuộc thực vật thường đắt hơn bởi quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian. Kỹ thuật này thường sử dụng tanin và vỏ cây để xử lý da. Phương pháp thuộc da bằng crom phổ biến hơn nhờ giá thành rẻ, quy trình đơn giản và nhanh hơn. Kỹ thuật thuộc da bằng crom thường nhuộm da bằng các loại hóa chất, axit và muối.
Theo wikipedia, kỹ thuật thuộc da nhìn chung gồm 5 bước chính:
Bước 1: Tách da khỏi thịt và mỡ, phân loại theo chất lượng, chủng loại.
Bước 2: Ngâm trong nước và rửa sạch các chất bẩn.
Bước 3: Sử dụng vôi nước để loại bỏ lông, chất đạm, sợi trong da. Ngoài ra, vôi nước còn giúp thay đổi cấu trúc, khiến da thấm hóa chất ở bước sau tốt hơn.
Bước 4: Sử dụng hóa chất (tùy nơi sản xuất) để làm mềm da. Da ở bước này được tăng khả năng chống thấm nước, độ bền và không hỏng theo thời gian.
Bước 5: Da sau khi được phơi ráo nước sẽ được bôi dầu và phơi khô lần nữa.
Bước 6: Nhào da cho mềm và cán phẳng, nhuộm màu theo nhu cầu.
4. Xu hướng tiêu dùng đồ da.
Thời xưa, đồ da thật khá đắt đỏ và thường được quan lại, vua chúa, giới thượng lưu sử dụng để thể hiện quyền lực, sự sang trọng. Đồ da được thời xưa ưa thích gồm các loại áo choàng từ lông cừu, lông hổ,… Thiết kế đồ da thời này khá là đơn điệu và giữ nguyên vẻ hoang sơ tạo sự dũng mãnh.
Ngày này, giá đồ da mềm hơn và được dùng phổ biến hơn. Các sản phẩm làm từ da ưa chuộng hiện nay gồm ví da, túi da, thắt lưng da, quần áo da bóng,… Đa phần, các sản phẩm được thiết kế rất tinh tế, toát lên vẻ sang trọng.
Càng trở nên hiện đại, con người càng ít dùng phần lông của da để giảm bớt sự cồng kềnh. Da bò, da dê và da cừu là loại da được ưa chuộng nhất hiện nay. Các loại da này cũng thường dùng làm ví da, quần áo da, bao tay da,… thiết kế nhỏ gọn, ôm sát người thể hiện sự lịch lãm.
Messew team.